Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

             LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM HUYỆN ĐAK PƠ




Toàn cảnh lễ kỷ niệm. Ảnh Lê Hòa
 
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Gia Lai; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện qua các thời kỳ cùng đại diện cán bộ, quân và dân các dân tộc huyện Đak Pơ.
Tại buổi lễ các đại biểu đã ôn lại truyền thống của huyện nhà; được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở chia tách từ huyện An Khê (cũ), được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh; cũng như sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Đak Pơ đã vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng huyện nhà ngày một phát triển đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 (tăng 2,6 lần so với năm 2004). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 326 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với năm 2004), giá trị sản lượng công nghiệp-xây dựng tăng bình quân hàng năm trên 23%; thương mại-dịch vụ ngày càng mở rộng với 997 cơ sở, tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ hàng năm tăng 16%...; công tác y tế, giáo dục, giải quyết việc làm… có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng-an ninh được đảm bảo giữ vững. Đặc biệt, tính đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 16,44% (bình quân mỗi năm giảm 4% hộ nghèo).

 


Thừa ủy quyền Chủ tịch nước-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Đình Thu trao tặng
Huân chương Lao động hạng ba cho nhân dân và cán bộ huyện Đak Pơ. Ảnh Lê Hòa

 Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Công Lự-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả mà Đak Pơ đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: Huyện cần tiếp tục chú trọng phát huy những tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế-văn hóa-xã hội; đảm bảo quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như quan tâm xây dựng hệ thống chính trị, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, ổn định, no ấm, tiến bộ…
Cũng nhân dịp lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh-ông Phạm Đình Thu đã trao tặng Huân chương Lao động hạng ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đak Pơ; Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho cán bộ, nhân dân xã Tân An và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc. Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai trao tặng cờ truyền thống cho nhân dân và cán bộ huyện nhà.

                                     UBND huyện ĐăkPơ



Huyện Đăk Pơ được thành lập theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9-12-2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ diện tích và dân số phía tây huyện An Khê. Cũng theo Nghị định này, phần đất phía đông huyện An Khê cũ được thành lập thị xã An Khê. Huyện lỵ thuộc xã Đăk Pơ.
Diện tích: 503,73 Km2.
Dân số:    39.162 người (số liệu thống kê năm 2008).
Vị trí địa lý:
- Bắc giáp: thị xã An Khê, huyện Kbang.
- Nam giáp: huyện Kông Chro.
- Đông giáp: thị xã An khê, tỉnh Bình Định.
- Tây giáp: huyện Mang Yang.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 8 xã, bao gồm: Đăk Pơ, Phú An, Tân An, Cư An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam.
Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:

Huyện Đak Pơ có quốc lộ 19 đi qua, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền vùngduyên hải miền Trung  Tây Nguyên, sang tận Campuchia.
Đak Pơ là một phần của Tây Sơn thượng đạo, một trong những căn cứ địa của nhà Tây Sơn dựng cờ tụ nghĩa. Đăk Pơ cũng là nơi từng diễn ra một chiến thắng lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của bộ đội Việt Minh. Trung đoàn 96 tiêu diệt Binh đoàn 100 trong trận Đăk Pơ ngày 24 tháng 6 năm 1954 giải phóng toàn bộ huyện An Khê và vùng phía Đông thị xã Pleiku; phối hợp với quân Pathet Lào giải phóng nhiều vùng ở Xiêng Khoảng.
Đăk Pơ là một trong những khu vực chịu tác hại của chất độc màu da cam trong chiến dịch rải chất độc hóa học của quân đội Hoa Kỳ mở đầu từ ngày 10 tháng 8năm 1961.
Ngày mới thành lập (năm 2003) Đak Pơ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, dân cư thưa thớt, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trong khi trình độ canh tác lạc hậu, quanh năm đối mặt với đói nghèo. Bắt tay xây dựng Đak Pơ từ con số không, quyết tâm đi lên bằng nội lực, 7 năm sau ngày thành lập, bộ mặt của huyện đã có nhiều thay đổi. Đặt biệt, 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 13,03%, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 7,1 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm nghiệp từ 55,5% (năm 2005) giảm xuống còn 44,3% (năm 2010). Nhờ có chính sách linh hoạt ưu đãi, Đak Pơ đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư chế biến nông sản, gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng…
Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 19,3% (2005) lên 29,7% (2010), giá trị sản xuất từ 24,2 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 80,3 tỷ đồng năm 2010, tổng giá trị đầu tư trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt trên 336 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh từ 25,2% năm 2005 lên 27,8% năm 2010, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường từ 61,5 tỷ đồng (2005) lên 83 tỷ đồng (2010). Trên địa bàn huyện hiện có 29 doanh nghiệp và hơn 1.200 cơ sở kinh doanh cá thể.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 35,39% (2005) giảm xuống còn 12,22% (2010), nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu bền vững.
Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình, thôn làng, công sở văn hóa được đẩy mạnh. Toàn huyện có 6.100 gia đình, 21 thôn, làng, 42 cơ quan, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hóa, 42 khu dân cư tiên tiến các cấp. Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng, quốc phòng-an ninh luôn được giữ vững.
Bước vào giai đoạn mới (2010 - 2015) với vận hội mới, huyện Đak Pơ đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu cao hơn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,2%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 39%, công nghiệp - xây dựng chiếm 29,2%, thương mại - dịch vụ chiếm 31,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 26.130 tấn, tổng diện tích gieo trồng trên 18.000 ha. Bình quân thu ngân sách hàng năm 24,5 tỷ đồng đạt 15% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập đầu người đạt 12 triệu đồng/năm, gấp 1,68 lần so với năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,2%, tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch là 90%, tỷ lệ xã có bác sĩ là 50%.
 

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Description: Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà

                        BAI THUC HANH CO BAN

 

Cách Tìm Theot thuat ngu “ kỸ thuât trong rau sạch”


Kỹ thuật trồng rau sạch

Ưu điểm của mô hình là trồng rau trên đất không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hoá chất BVTV, vi sinh vật có hại. Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc BVTV và công phun tưới. Các hộ dân sống ở đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ như đất bỏ trống, ban công, sân thượng để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn cho gia đình.
Năm 2012, Trạm KN TP Vĩnh Long đã thực hiện mô hình trồng rau sạch tại hộ gia đình tại các phường 3, 4, 9 và xã Trường An. Mô hình bước đầu tạo được không gian xanh, cải thiện bữa ăn có rau sạch. Mô hình thực hiện gồm các loại rau cải ngọt, cải bẹ xanh mỡ, cải ngọt đuôi phụng, rau muống, tần ô, rau tía tô. Những hộ nông dân tham gia mô hình thực hiện tốt quy trình kỹ thuật được tập huấn. Nông dân sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi gia đình như mây tre, khay nhựa, khay xốp, sành sứ để trồng.
1/ Kỹ thuật trồng rau non (trồng đến thu hoạch khoảng 15-20 ngày). Rau non cũng là rau cao cấp, có nhiều ưu điểm gần tương tự như rau mầm.
* Vật liệu và dụng cụ:
- Hạt giống (cải bẹ xanh 2 gram, xà lách 2 gram, cải ngọt 2 gram, cải ngọt đuôi phụng 2 gram, rau muống 20 gram/thùng xốp).
- Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).
- Đất hữu cơ sinh học.
- Xơ dừa.
- Bình phun nước.
- Thùng tưới.
- Chế phẩm Trichoderma ngừa bệnh.
- Giàn đặt các thùng xốp trồng rau.
- Lưới mùng hoặc vải lắp các lỗ của thùng xốp.
- Ni lông che mưa.
- Lưới đen (lưới che hoa phong lan) che mát buổi trưa nắng mạnh.
                                * Trình tự thao tác:
- Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoài khi tưới nước.
- Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độ cao giá thể khoảng 5 cm, dùng que gỗ làm bằng phẳng bề mặt giá thể.
- Tưới: Dùng thùng vòi sen mịn và nước thật ẩm giá thể bằng nước sạch.
- Chuẩn bị hạt: Ngâm hạt trong nước sạch từ 2-3 giờ, vớt hạt để ráo vài giờ.
- Gieo hạt: Trộn hạt với cát hoặc xơ dừa, chia hạt ra 2-3 lần gieo, giúp gieo thật đều.
- Giữ ẩm: Đậy giấy carton lên thùng xốp, có thể đặt trong mát vài ba ngày khi cây lên mầm đem ra ngoài trời.
- Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn cao tránh gia súc phá hại.
- Tưới nước bình quân 2-3 lần/ngày. Tuần đầu dùng bình phun, sau đó dùng thùng vòi sen mịn. Tưới vừa đủ ẩm, tránh quá úng hay quá khô.
- Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, phân cá, xen kẽ 3-4 ngày/lần, tùy vào tình hình sinh trưởng của rau.
- Ngừa bệnh héo cây con: Tưới Trichoderma nồng độ 3 phần nghìn vài lần kết hợp với các lần tưới phân thúc.
- Sau khoảng 12-15 ngày có thể tỉa thưa để ăn dần (nhổ cả cây), khoảng 18-20 ngày thu hoạch toàn bộ, dùng kéo cắt bỏ rễ. Có thể thu hoạch rau non chừa lại khoảng 15 cây/thùng, tiếp tục chăm sóc để thu tỉa lá chân ăn dần đến khi thu rau trưởng thành.
Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồ vào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.
2/ Kỹ thuật trồng rau trưởng thành (trồng đến thu hoạch khoảng 35-40 ngày):
                    * Vật liệu và dụng cụ:
- Hạt giống (cải bẹ xanh 1 gram, xà lách 1 gram, cải ngọt 1 gram, cải ngọt đuôi phụng 1 gram, rau muống 10 gram/thùng xốp).
- Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).
- Vỉ ươm cây con loại 66 lỗ.
- Đất hữu cơ sinh học.
- Xơ dừa.
- Bình phun nước.
- Thùng tưới.
- Chế phẩm Trichoderma (ngừa bệnh).
- Lưới mùng hoặc vải (lắp các lỗ của thùng xốp).
- Ni lông che mưa.
- Lưới đen (lưới che hoa phong lan).
                     * Trình tự thao tác:
- Chuẩn bị cây con.
- Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho đầy các lỗ trong khay ươm.
- Tưới nước sạch cho thật ẩm giá thể, dùng thùng vòi có gương sen mịn.
- Dùng que như chiếc đũa xom lỗ sâu khoảng 1 cm.
- Gieo hạt khô trong khay ươm (3-4 hạt/lỗ).
- Cung cấp nước: Tuần đầu dùng bình phun, tuần sau dùng thùng vòi sen mịn, bình quân tưới 2-3 lần/ngày.
- Tỉa cây: Khi cây con được 10 ngày tỉa chừa 2 cây tốt nhất. Cây con khoảng 2 tuần tuổi đem trồng.
- Trồng cây vào thùng xốp:
+ Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoài khi tưới nước.
+ Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độ cao giá thể khoảng 7-10 cm.
+ Dùng thùng vòi sen mịn và nước sạch tưới thật ẩm giá thể.
+ Trồng cây: Cấy cây con vào thùng xốp 15 bầu cây con (ngang 3 hàng x dài 5 hàng).
                 * Chăm sóc:
- Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn tránh gia súc phá hại.
- Tưới nước bằng thùng vòi gương sen mịn bình quân 2 lần/ngày.
- Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, dinh dưỡng thủy canh, phân cá, xen kẽ 3-4 ngày/lần.
- Ngừa bệnh héo cây con: Tưới Trichoderma nồng độ 3%o vài lần kết hợp với các lần tưới phân thúc.
- Thu hoạch: Sau khoảng 15 ngày có thể thu tỉa lá chân ăn dần, khoảng 40 ngày sau khi gieo thu rau trưởng thành.
Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồ vào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.
 3/ Kết quả thực hiện mô hình
             * Đối với rau non:
Hầu hết các hộ thu hoạch rau theo nhu cầu của gia đình: Thu ở giai đoạn rau còn non, thời gian thu hoạch từ 15-20 ngày sau khi gieo. Sau khoảng 12-15 ngày có thể tỉa thưa để ăn dần (nhổ cả cây), khoảng 18-20 ngày thu hoạch toàn bộ. Tỉ lệ nảy mầm của giống đạt > 90%, năng suất rau non thu được bình quân 500-700 gram/thùng (tương đương 2,0-3,0 kg/m2), tùy theo chủng loại rau. Có thể thu hoạch rau non chừa lại khoảng 20-25 cây/thùng, tiếp tục chăm sóc để thu tỉa lá chân ăn dần đến khi cây có nụ hoa thì thu toàn cây (khoảng 40 ngày sau khi gieo, thu rau trưởng thành).
        * Đối với rau trưởng thành:
Với rau ăn lá 25-30 ngày sẽ cho thu hoạch (rau muống, rau dền, các loại cải, mồng tơi), sau thời gian trồng từ 20- 25 ngày, cây cao 10-20 cm. Tỉ lệ sống khoảng 95%, đạt tốt. Năng suất thu hoạch được 700 - 1.000 gram/thùng xốp. Tính ra năng suất 3-4 kg/m2. Hiện nay nhu cầu trồng rau sạch tại nhà trong nông dân là rất lớn đặc biệt ở đô thị. Do đó, cần hỗ trợ thêm kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng mô hình, tạo không gian xanh trong đô thị.

                                        Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà
 Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những kỹ thuật trồng rau sạch được rất nhiều người ưa thích trồng ngay tại những ngôi nhà, vườn có diện tích nhỏ
Description: GDP nam 2013 tang hon 5,4%
    Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây hoa kiểng, là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em.
    ƯU ĐIỂM
    1. Không phải làm đất không có cỏ dại.
    2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
    3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
    4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
    5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
    6. Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
    7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
    ĐIỀU KIỆN TRỒNG
    Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
    - Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
    - Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
    - Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
    - Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễnằmtrên mặt dung dịch.
    I. VẬT LIỆU
    1. Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
    2. Chất dinh dưỡng
    3. Rọ nhựa gieo hột
    4. Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
    5.Xơ dừa, tro trấu
    6. Bình phun nước
    II. TRÌNH TỰ THAO TÁC
    1. Chuẩn bị hộ xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
    2. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
    3. Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
    Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
    4. Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
    5. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
    6. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
    Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nấp hộp lên thùng
    Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ r
     http://www.baomoi.com/Tag/n%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p.epi 
    cach tim theo tu ‘ nong nghiep’

nông nghiệp

RSS


  


Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay cho thấy tổng sản phẩm trong nước ước đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng sau 12 tháng, tăng 5,42% so với cùng kỳ. Lạm phát cả năm đạt 6,6%.


Description: Dau tu cho thuong mai noi dia chua tuong xung voi tiem nang


NDH.vn - 1 giờ trước  


(NDH) Thương mại nội địa là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhưng cho đến nay chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền chia sẻ trong một cuộc họp với các…


Description: 'Gui tien dong vao ngan hang la an toan nhat'


VnMedia - 2 giờ trước  3 tin liên quan


"Gửi tiền Việt Nam đồng vào ngân hàng thực sự là kênh đầu tư an toàn nhất, hấp dẫn nhất, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và đó cũng là mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước." Thống đốc Ngân hàng Nhà…



Hà Nội Mới - 3 giờ trước  


(HNM) - "Vi phạm lấn chiếm đất, xây dựng công trình trái phép không bị xử lý dứt điểm; cán bộ thôn, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) thôn Mai Trai tự ý bán đất trồng lúa của các hộ xã viên, nhưng chính quyền địa phương không xử…


Description: Nuoc mat nha nong o vung gia ret

 

 

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tây Tiến
Tác giả: Quang Dũng
Thêm vào danh sách bài thơ yêu thích
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

-- Phù Lưu Chanh, 1948